Lịch sử đồng hồ ở nước ta từ khi nào

Chiếc đồng hồ đã được tái bản ở Ý

Đồng hồ có thể không còn xa lạ với bất kì ai. Đồng hồ đã có mặt trên thế giới từ khá lâu về trước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của đồng hồ ở Việt Nam từ bao giờ. Và ai được coi là sử dụng đồng hồ đầu tiên của nước ta. Có lẽ qua bài viết chúng ta sẽ được giải đáp một chút chắc mắc nhé.

Trong cuốn “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn kể rằng xưa kia nước ta dùng “đồng hồ nước” của Tàu và được kể như sau: “Cái đồng hồ gồm có 3 từng, tròn và đều có bề kính 1 thước đặt trên cái thùng hứng nước có góc vuông, có cái vòi rồng phun nước vào cái thùng hứng nước, nước chảy xuống dưới một cái cừ đặt ngang, trên nắp có đặt một hình người đầy đủ áo mão đúc bằng vàng gọi quan Tư Thì (coi về giờ khắc), hai tay cầm một cây tên. Đó là phép lậu khắc của Ân Quỳ. Lấy đồng làm một cái ống hút nước (khát ô, con quạ khát nước) hình trạng giống như một cái móc uốn cong dẫn nước chứa đựng cho chảy vào một cái vòi rồng bằng bạc, phun vào cái đồ tưới (quán khí), nước rỉ chảy xuống 1 thang cân nặng 2 cân thì trải qua một khắc. Đó là phép lậu khắc của Lý Lan “.

Lịch sử đồng hồ ở nước ta từ khi nào

Chiếc đồng hồ nước được Lê Quý Đôn miêu tả chữ Hán gọi là khắc lậu (“lậu” nghĩa là nước rỉ ra, “khắc” là vệt khắc trên cái que). Nước từ bình trên rỉ thành giọt rơi xuống bình dưới. Dùng một cái que có khắc vạch để đo mực nước và theo đó mà tính giờ. Một ngày được chia thành 12 giờ (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Giờ được chia thành khắc (một khắc gần bằng 15 phút của đồng hồ ngày nay). Đêm được chia thành 5 canh (canh một, canh hai…). Làng xã ngày xưa tổ chức việc canh gác, đổi phiên theo canh.

>> Xem thêm : đồng hồ treo tường in logo công ty

Trong lĩnh vực văn chương, có lẽ Nguyễn Trãi (1380-1442) là người đầu tiên tại nước ta, nói tới cái “khắc lậu” (gọi tắt là lậu) :“Vi sảnh thoái qui hoa ảnh chuyển/ Kim môn mộng giác lậu thanh tàn” ( Dịch “Khi ở Vi sảnh lui về thì bóng hoa đã chuyển/ Ở Kim môn mộng tỉnh thì tiếng lậu đã tàn)  (Nguyễn Trãi toàn tập, KHXH, 1976, tr. 301-302).

Sau Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông cũng có nói tới cái khắc lậu: “Kế lậu canh mấy khắc dư/ Đêm dài đằng đẵng mới sang tư … / Canh chầy đèn hạnh lâm dâm/ Xao xác lậu canh trống điểm năm…” (Hồng Đức quốc âm thi tập, Văn Học,1982, tr. 61-62)

Sang thế kỉ 18, khắc lậu vẫn còn được dùng: “Đêm thâu khắc lậu canh tàn/ Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương” (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Tuy nhiên, lục tìm trong một số thơ văn xưa của ta thì thấy rằng tên “khắc lậu” được dùng trong cả thơ văn chữ Hán và chữ Nôm, còn tên đồng hồ thì chỉ thấy dùng trong văn thơ Nôm và quốc ngữ. Từ đó có thể suy đoán rằng tên đồng hồ là do người Việt đặt ra. Đồng hồ nghĩa là cái bình bằng đồng. Từ ngày cái khắc lậu Việt Nam được làm bằng đồng thì ta gọi nó là cái đồng hồ. Tên đồng hồ có trễ nhất cũng là từ đời Hồng Đức (1470-1497). Cường điệu một chút thì có thể nói rằng cái “đồng hồ” muốn chứng tỏ tinh thần độc lập đối với cái “khắc lậu”: “Nước cạn đồng hồ canh chuyển hai/ Đêm dài đằng đẵng tựa năm dài”(Hồng Đức quốc âm thi tập, sđd, tr.64). “Mắt chưa nhắm đồng hồ đã cạn/ Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao” (Nguyễn Gia Thiều, Cung oán). “Con kì đà len lỏi giếng khơi/ Sơn lâm rầu rĩ, giọt đồng hồ sang canh” (Dân ca Quan họ Bắc Ninh). “Cá buồn cá lội thung thăng/ Người buồn, người biết đãi đằng cùng ai?/ Phương đông chưa rạng sao mai/ Đồng hồ chưa cạn, biết lấy ai bạn cùng?”(Ca dao)

Lịch sử đồng hồ ở nước ta từ khi nào

Năm 1602, người châu Âu mang vào Trung Quốc một số máy móc như Thiên lý kính (kính xem thiên văn), Tự minh chung (đồng hồ tự động khua chuông báo từng giờ). Khoảng đầu thế kỉ 18, chiếc đồng hồ tự động báo giờ xuất hiện ở nước ta: “Từ Tâm Bá ở Thiên văn nội viện trước có một cái đồng hồ do họ Nguyễn giao cho sửa chữa, như dáng chùa Phật, cao chừng một thước”. Đồng hồ bên chấu Âu được gọi bằng những tên gọi khác nhau như “thì thần biểu”, “kế thì chung”, “chung biểu” (“chung” nghĩa là cái chuông; “kế thì chung”, “chung biểu” là đồng hồ có chuông báo từng giờ hoặc chuông báo thức)
Năm 1884 nước ta bị Pháp đặt nền bảo hộ, cái đồng hồ nước quen thuộc của người Việt Nam bắt đầu bị đồng hồ của Pháp cạnh tranh. .

Sang đầu thế kỉ 20, số người dùng đồng hồ báo thức của Pháp chắc cũng đã khá nhiều. Điều này được nghệ sĩ dân gian ghi lại qua tấm tranh “Sửa chữa đồng hồ”, vẽ một cửa hàng sửa chữa đồng hồ được khai trương tại Hà Nội vào khoảng năm 1908. Ít năm sau có thêm đồng hồ quả quýt bỏ túi, rồi đồng hồ đeo tay. Từ đây, đêm đêm: “Ngó trên án đèn xanh hiu hắt/ Nghe tiếng kim…ký cách giục giờ” (Trích “Đêm đông hoài cảm”, Tản Đà). Đêm khuya không còn nghe tiếng nước nhỏ giọt thánh thót, mà chỉ nghe tiếng kim kí cách, tiếng tích tắc đều đặn của cái đồng hồ quả lắc hay đồng hồ báo thức để đầu giường, đầu tủ. Trong lúc thôn quê còn tiếp tục quan sát “gà gáy”, “gà lên chuồng”, “mặt trời cao bằng con sào”, “mặt trời xế bóng”…thì ở thành thị đã kháo nhau dùng đồng hồ tối tân có kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, có cửa sổ ghi ngày, ghi thứ. Từ đây, đánh dấu mốc đồng hồ cơ học, kim khí phương Tây chính thức xuất hiện rộng rãi, trở thành phương tiện đo đếm thời gian của người dân Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *