Đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, mũ bảo hiểm có chức năng bảo vệ vùng đầu và gần như là dụng cụ bảo vệ duy nhất đối với cơ thể khi xảy ra tai nạn. Chính vì vậy khi lựa chọn mũ bảo hiểm không đạt chuẩn an toàn sẽ gây ra những tổn thất lớn về sức khỏe của người dân khi xảy ra va chạm giao thông. Làm cách nào để nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn quốc gia? Hôm nay, Vati gửi tới quý độc giả một số cách tiêu biểu dễ dàng nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn nhé
Cách nhận biết bên ngoài:
Hình dáng
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn được nhà nước quy định không những về cấu tạo mà còn về hình dáng, phần bề nổi mà chúng ta thấy bên ngoài.
-
- Màu sơn chuẩn, bền, không bong tróc, đều màu.
- Kết cấu bên ngoài liên kết, vành, dây, khóa chắc chắn, cầm chắc tay, khó tháo rời và xê dịch.
Tem dán đúng tiêu chuẩn trên nón bảo hiểm.
Tem hợp CR có màu ánh bạc, sắc nét. Đây là loại tem dùng để đo quy chuẩn an toàn do nhà nước ban hành. Những nón bảo hiểm sau khi được kiểm định đạt tiêu chuẩn sẽ được dán quy CR – như là sự đo lường về độ đủ tiêu chuẩn an toàn, sẽ được phép lưu hành và sử dụng.
Kích thước đúng của tem CR là 25 × 25mm. Tem CR trên mũ bảo hiểm đạt chuẩn rất khó bong tróc, tẩy xóa và không hề thấm nước. Mọi chỉ số được in ấn trên mã tem đều phải rõ ràng và dễ đọc.
Các tem bảo hộ, tem chống giả… phải chứa đầy đủ thông tin, chỉ số tiêu chuẩn và phải do đơn vị có uy tín cấp chứng chỉ.
>xem thêm: mũ nón bảo hiểm in logo
Kiểm tra theo cách đập thử:
Cách này thường chỉ dùng để review hoặc test chất lượng sản phẩm của một số bạn Vloger, Youtuber…
Đây là cách mà bạn dùng một lực mạnh đập vào mũ để kiểm tra xem chiếc mũ bảo hiểm sẽ như thế nào khi bị va đập. Nếu mũ dễ vỡ hoặc sức mẽ thì đó chính xác là mũ không đảm bảo.
Kiểm tra cấu tạo:
Một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có đầy đủ cấu tạo từ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
Vỏ mũ:
với mũ đạt chuẩn vỏ mũ đều làm bằng nhựa tốt, dày, cứng, khó vỡ khi va đập. Thông thường nhà sản xuất hay sử dụng nhựa ABS hoặc PVC để làm nón bảo hiểm.
Kính chắn gió:
Kính mũ bảo hiểm là một phần cấu tạo không bắt buộc. Tùy vào sở thích người sử dụng họ sẽ lựa chọn mẫu có kính hoặc không. Tuy nhiên, so với loại không có kính thì mẫu nón bảo hiểm có kính có nhiều lợi ích hơn. Nó có thể che chắn đôi mắt của bạn khi trời mưa, tránh làm cho hạt mưa rơi vào mắt làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe khi tham gia giao thông. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống bụi, chống lão hóa…
Xốp làm mũ:
Lót xốp của mũ bảo hiểm là một trong những thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của chiếc nón
Tác dụng của miếng lót xốp:
-
- – giảm lực chuyền vào trong mũ khi xảy ra va đập.
- – tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng, đảm bảo rằng cho dù ở nhiệt độ nào vẫn giữ cho nón được thông thoáng.
- – giúp cố định vị trí đội mũ cho người sử dụng trong quá trình tham gia giao thông.
Quai mũ:
Giống như phần xốp của mũ, quai mũ cũng là bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu.
Tác dụng: giúp cố định chiếc mũ ở vị trí tốt nhất cho người sử dụng
-
- – giữ cho mũ luôn ôm sát phần đầu của người sử dụng
- – trong trường hợp xảy ra va chạm, quai mũ sẽ giữ chặt phần mũ để bảo vệ người tham gia giao thông, tránh bị văng mũ ra ngoài.
xem thêm bài viết liên quan: Quy trình sản xuất mũ nón bảo hiểm in logo tại Vati
xem thêm bài viết liên quan: Chi phí sản xuất mũ nón bảo hiểm làm quảng cáo dựa vào những yếu tố nào?
xem thêm bài viết liên quan: Tại sao khách hàng tin tưởng lựa chọn xưởng mũ nón bảo hiểm Vati ?
xem thêm bài viết liên quan: Cách lên ý tưởng thiết kế nón bảo hiểm quà tặng thật ấn tượng